Một vài lưu ý khi đeo vòng Dâu Tằm 1. Tác dụng của vòng dâu tằm đối với trẻ em và người lớn ra sao. Những lợi ích của vòng gỗ dâu tằm đã được nhiều mẹ bỉm sữa và dân gian xác nhận từ rất lâu: – Giảm hiện tượng Quấy Khóc Đêm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (kiểu khóc ngằn ngặt sợ hãi điều gì đó) – Giúp bé ngủ ngon, ít bị giật mình sợ hãi. – Bảo vệ bé trước người có vía nặng, vía độc nhất là các bé sơ sinh khi có người thân hay bạn bè tới thăm. – Hỗ trợ trừ VONG ÂM theo, hạn chế hiện tượng ngủ mơ màng linh tinh và bị bóng đè đối với người lớn. Hóa giải tà khí khi phải đi viếng Đám Ma, hay khi chuyển sang nhà mới hay phòng trọ mới…mà gần đình chùa hay nghĩa trang. – Hóa giải vận xui, đem lại bình an-may mắn khi đi công tác, du lịch, cũng như cho bé về quê nội-ngoại hay đi bệnh viện. Không cần mang giao-đũa-tỏi lỉnh kỉnh. – Các ion Bạc Thật: Giúp tránh gió và nâng cao sức đề kháng, ít ốm vặt – Đá phong thủy theo năm sinh: Giúp cân bằng ngũ hành- thu hút sinh khí. 2. Cách phân biệt vòng GIẢ Trung Quốc Thực tế, trên 90% vòng dâu tằm bán trên trên (Shopee, Sendo, Tiki, Lazada…) đều là hàng giả Trung Quốc- giá siêu rẻ chỉ từ 15-50K 1 chiếc. Đặc điểm nhận biết: – Gỗ dâu thật khi hóa giải tà khí hoặc ngâm nước nhiều khi tắm màu sẽ đậm hơn. Gỗ dâu giả màu không đổi. – Gỗ giả hạt có màu trắng ngà voi, rất bóng, xốp và nhẹ-không thấy vân gỗ. Gỗ dâu tằm thật phần gỗ ở lõi sẽ có màu đậm đan xem một số vạch đốm đen đặc trưng của cây dâu tằm và phần bên ngoài có màu vàng nhạt hơn và vân gỗ rất rõ. – Vòng dâu tằm thật chỉ làm từ cây gỗ dâu tằm ta trên 13 tuổi và được sấy khô hết nhựa dâu an toàn tuyệt đối cho bé sơ sinh và mẹ bỉm sữa. Vòng gỗ giả TQ khi đeo dễ làm cho bé bị ngứa và gây mất sữa mẹ nếu chạm vào. – Vòng gỗ dâu tằm thật ngâm nước sau 17-25 tiếng sẽ chìm. – 100% Vòng dâu tằm giả Trung Quốc dùng bạc giả hay bạc tái chế bé xíu nên giá siêu rẻ. 3. Vòng dâu tằm có bao nhiêu hạt thì tốt nhất? Theo thuyết phong thủy học SINH-LÃO-BỆNH-TỬ, tổng số hạt của vòng dâu tằm phải được được thiết kế sao cho rơi đúng vào cung SINH sẽ đem lại may mắn và hiệu quả cho người đeo. Tuyệt đối kị số hạt rất xấu khi rơi vào Cung Bệnh 19-23 hay cung Tử 20-24 4. Những thứ cần kiêng kị với vòng dâu tằm Vòng gỗ dâu tằm thuộc hành dương dùng để khắc chế tà khí-âm khí lạnh thuộc hành âm. Nên tuyệt đối không được khắc chữ VẠN, mix kèm theo Mặt Phật, Tỳ Hưu hay Quả Chuông. Sẽ gia tăng xung đột âm dương, xung khắc với phật pháp dễ bị phản tác dụng. Ngoài ra vòng dâu tằm chỉ hợp mix với đá Mắt Hổ hay đá Mã Não phong thủy. 5. Nên đeo bao nhiêu vòng dâu tằm thì tốt? Dựa trên kinh nghiệm dân gian, đeo 2 chiếc vòng dâu tằm (đeo ở tay, chân hay vòng đeo cổ) sẽ gia tăng trường năng lượng dương tích cực (ion+), tiêu trừ hay giảm trường năng lượng xấu (ion-) do đó giúp bảo vệ, nâng cao sức đề kháng và đem lại hiệu quả tốt nhất. 6. Các loại vòng dâu tằm chính - Loại 1 Gỗ lõi cây dâu tằm ta lâu năm (dâu tằm non hay dâu cành không có tác dụng) có đặc điểm: chỉ làm từ phần gỗ lõi, hay gỗ thịt. Thân gỗ bị sâu đục nhiều. Vòng có độ bền rất cao, tác dụng rất tốt, gỗ cứng và thấy rõ vân gỗ, loại vân đặc trưng chỉ có ở cây gỗ dâu. Đeo càng lâu vòng càng lên màu đẹp (mầu sẫm đậm cánh gián). - Loại 2 Vòng cây dâu tằm giả được làm từ cây gỗ Lồng Mức rất to và thẳng, thân không hề bị sâu. 7. Cách nhận biết vòng dâu tằm THẬT - GIẢ. - Qua hình dạng: vòng dâu tằm giả Trung Quốc làm được mọi hình dạng và kích thước (Thường là hình quả trứng, dài và dẹt đường kính 4.5mm) Trong khi dâu Việt Nam chỉ làm được hạt tròn từ 6mm trở lên do đặc tính xốp của gỗ dâu rất dễ vỡ và có hình dạng rất xấu khi làm hạt nhỏ và dễ bị vỡ và nứt. Khi đốt cháy, gỗ dâu tằm thật Việt Nam sẽ tạo ra than cứng và giữ được hình dạng tròn. Gỗ trung quốc than sẽ bị...
10/05/2023
Đọc thêm »Thắp hương bao lâu thì hạ lễ? là một vấn đề tâm linh tuy nhỏ nhưng lại khá quan trọng và khiến nhiều người băn khoăn. Thắp hương bao lâu thì hạ lễ là câu hỏi đang được nhiều người thắc mắc Thắp hương bao lâu thì hạ lễ? Những thông tin cần biết - Ý nghĩa của việc thắp hương Để có thể trả lời câu hỏi thắp hương bao lâu thì hạ lễ thì trước tiên bạn cần phải nắm rõ ý nghĩa của việc này. Thắp hương trên bàn thờ là tập quán từ lâu đời của người Á Đông nói chung, và người dân Việt Nam nói riêng. Nén hương đã dần đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi, giản dị và thiêng liêng. Bát hương được coi là nơi giáng của Phật, thánh, thần, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với các đấng bề trên. Bởi vậy, vào ngày rằm, ngày mùng một hằng tháng, các dịp giỗ, lễ Tết, hầu hết các gia đình Việt Nam đều sẽ thắp hương lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên, thần linh hoặc đến miếu, đền, chùa… Điều này để cầu mong cho gia đạo được may mắn, yên vui, mạnh khỏe. Ngoài ra, những dịp lễ quan trọng trong đời người như: lễ cưới, hỏi, cúng Mụ, thôi nôi, động thổ, nhập trạch, an táng hay cải cát đều cần thắp hương. Trong tâm thức hầu hết người Việt Nam đều tin rằng nén hương khi đốt lên sẽ giống như một nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới âm - dương. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có những người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ về việc dâng hương theo truyền thống. Thắp hương bàn thờ gia tiên mang một ý nghĩa rất lớn trong văn hóa tâm linh - Thắp hương bao lâu thì hạ lễ? Nén hương được coi là sợi dây liên lạc với thế giới tâm linh, được thắp lên với tấm lòng thành của bậc con cháu. Mùi hương thơm ngát, nhè nhẹ lan tỏa. Khói hương cuộn bay lên mơ hồ, huyền ảo. Theo quan niệm Phật giáo, lòng thành chính là thể hiện qua làn khói đó, chứ không cần cỗ bàn yến tiệc linh đình… Theo quan niệm, mỗi khi thắp hương dâng lên thần Phật, gia tiên thì chỉ cần sử dụng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ. Thông thường, trong các lễ cúng đều phải thắp 3 tuần hương thì hạ lễ. Một tuần hương là đơn vị thời gian để một nén hương cháy hết (khoảng 45 – 60 phút). Ngoài ra, tùy loại hương mà thời gian cháy sẽ khác nhau. - Những chú ý khi thắp hương Chú ý để không chọn phải hương hóa chất Đối với việc thắp hương bao lâu thì hạ lễ, việc này cũng khá phụ thuộc vào thời gian tàn của hương. Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại hương. Ta cần có hiểu biết đầy đủ để biết chọn mua và sử dụng loại hương nào cho đảm bảo. Nhiều người nghĩ thắp hương có tàn cuốn cong trong dịp Tết là sẽ gặp may, làm ăn có lộc. Tuy vậy, thực ra hương cuốn tàn là chứa hóa chất. Khi đốt, chất độc lan tỏa sẽ kích thích đường hô hấp, nhẹ có thể khiến ho, chảy nước mắt… Đặc biệt, nếu hít nhiều và thường xuyên sẽ gây nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cơ thể, thậm chí là ung thư. Ngoài ra, việc cắm que hương trực tiếp vào đồ ăn để dâng cúng cũng có thể gây ngộ độc cho mọi người, bởi chân hương bị tẩm hóa chất sẽ ngấm truyền vào thức ăn. Trong việc thắp hương bao lâu thì hạ lễ đối với hương truyền thống được làm từ hương bài, bã mía, thảo quả, hoa hồi, quế chi,... Chúng có giá khá đắt. Còn các loại hương hóa chất tạo được mùi trầm, nhài, sen, hoa hồng…, cuốn tàn đẹp và giá rẻ hơn nhiều. Gia chủ cần chú ý trong việc chọn hương thắp bàn thờ Các nhà khoa học đã phát hiện các hóa chất được dùng trong hương cuốn tàn bao gồm: phosphoric acid (H3PO4) giúp hương cháy nhanh và cuốn tàn trắng đẹp. Kèm theo đó là Butyl Cellosolve (C6H14O2) là hóa chất dùng để chống mốc sơn tường, Kali Nitrat (KNO3) - hóa chất dùng trong sản xuất phân đạm, chất nổ để giúp hương không bị dễ tắt, dễ mốc. Không chỉ vậy, khi làm hương, nhiều nơi còn cho thêm phẩm vàng để hương có màu sắc đẹp, bắt mắt. Tất cả các hóa chất trên đều cực kỳ nguy hiểm vì khi cháy sẽ tạo ra khí độc, hít phải sẽ gây ảnh hưởng...
10/05/2023
Đọc thêm »Không phải ngẫu nhiên người ta chọn thắp hương trước bàn thờ là số lẻ, Ý nghĩa của việc thắp hương số lẻ đều có nguyên nhân liên quan đến cả tâm linh và phong thủy. Hãy cùng Tâm linh Việt tìm hiểu. Ý nghĩa của việc thắp 1 nén hương, 3 nén hương, 5 nén hương, 7 và 9 nén hương ý nghĩa thắp hương (nhang) số lẻ Đầu tiên cần phải hiểu tại sao lại là thắp số lẻ mà không phải số chẵn ngoại trừ thắp 2 nén hương cho người khuất trong thời gian còn để tang thì hầu như mọi người đều thắp số lẻ cho các việc thờ cúng…khi thắp lên bày tỏ sự tôn trọng và tấm lòng thành khẩn của con người. Theo quan điểm về mặt phong thủy và tâm linh thì Số lẻ như 1, 3, 5, 7 và 9 này được coi là số dương, tượng trưng cho may mắn. Còn số chẵn như 2, 4, 6 và 8 là số âm, tượng trưng cho điềm xui, không may mắn. 1/ Ý nghĩa thắp 1 nén hương Với việc thờ cúng thần linh trong nhà, thắp 1 nén hương được gọi là Bình An hương. Theo đó, nếu muốn cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi thì gia chủ có thể thắp 1 nén hương mỗi buổi sáng tối trong 1 ngày là đủ. Khi nào thì thắp 1 nén hương ( nhang ) Khi đến chùa chiền, chúng ta cũng chỉ cần thắp 1 nén nhang là đủ. Nén nhang đó được gọi là Tâm hương. Tuy chỉ một nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương: Giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng) Định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu) Tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương) Tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ) Giải thoát hương ( giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi và một phần phòng tránh hỏa hoạn hay ô nhiễm). 2/ Ý nghĩa thắp 3 nén hương Cách thắp hương này thể hiện ý nghĩa là Tâm nhang (lòng thành), Giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và Định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ). Khi nào thì thắp 3 nén hương Theo Đạo Phật, cách thắp 3 nén hương này gọi là Tam Bảo Hương. Tam Bảo chính là Phật, Pháp và Tăng. Ngoài ra, cách thắp này còn mang các ý nghĩa khác, gồm: Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai) Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) Điều này lý giải vì sao ở sân chùa thường có 3 đỉnh hương to. Trong Phong thủy thì số 3 là tượng của tam giới: Thiên (Trời), Địa (Đất), Nhân (Người). Vì vậy khi làm những việc quan trọng trong đời thì trước bàn thờ người ta thường thắp 3 nén hương lên bàn thờ và khấn: “Hoàng Thiên (Trời), Hậu Thổ (Đất), những chiến sĩ trận vong, cô hồn… (Nhân ) phù hộ độ trì…” Theo Đạo giáo, 3 nén hương này gọi là Tam Thanh Hương, trong đó Tam Thanh là Ngọc Thanh: Thiên tôn nguyên thủy; Thượng Thanh: Thiên tôn Linh Bảo và Thái Thanh: Thiên tôn Đạo Đức. Trong 3 nén hương này, nén ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương Giáo chủ; nén bên trái là hương Thanh Long; còn nén bên tay phải là hương Bạch Hổ. Mục đích của việc thắp 3 nén hương này là linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và xua đuổi mọi tai ương. 3/ Ý nghĩa của việc thắp 5 nén hương Thắp 5 nén hương có ý nghĩa là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo phong thủy thì là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thông thường có 2 cách để cắm 5 nén hương vào bát hương trên bàn thờ. Cách cắm thứ nhất: Sắp xếp theo 5 phương, ở giữa là hương Giao chủ, trái là hương Thanh Long, phải là hương Bạch Hổ, phía trước là hương Chu Tước, phía sau là lương Huyền Vũ. Cách cắm thứ 2: Sắp xếp theo hình chữ “Nhất” theo chiều ngang với nén hương thứ nhất là hương Thanh Long, thứ 2 là Bạch Hổ, thứ 3 là Quan Khẩu, thứ 4 là Hộ Pháp và thứ 5 là Báo Mã. Thông thường cách thắp 5 nén hương này Dịch vụ Tâm Linh chúng tôi khuyên nên để các thầy pháp tiến hành để dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh. 4/. Ý nghĩa của việc thắp 7 & 9 nén hương Số 7 và số 9 được tượng trưng cho số lượng “vía” của con người, khi người ta...
10/05/2023
Đọc thêm »Tổng hợp thắp hương đúng cách Thắp hương trên bàn thờ là một tập quán từ lâu đời của người Việt Nam. Bát hương được coi là nơi giáng của các các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Việc thắp hương như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều rất cần biết đối với tất cả mọi người 1. Lịch sử của việc thắp hương Theo lịch sử ghi lại, việc thắp hương bắt nguồn từ khoảng năm 3700 Trước Công nguyên (cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẽ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này. Đến năm 618, vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng từ Ấn Độ đem hương trầm sang Trung Quốc. Từ đó hình thức thắp hương được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bản, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương; sản phẩm quen thuộc nhất là trầm hương hình tròn đầu nhọn. Ngày nay việc thắp hương đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như: Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, tân gia… Hương dùng để cúng những vị Thần Phật như Phật Bà Quán Âm, Đức Mẹ Maria, Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài hoặc để thắp cho những người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ. 2. Thắp hương khi nào? 2.1. Nghi thức dâng hương : Là tập quán mà hầu như mọi người dân Châu Á bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Châu Á đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà. 2.2. Vào những ngày rằm, mồng một hằng tháng, các dịp giỗ, Tết, hầu hết các gia đình Việt Nam đều thắp hương lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên hoặc đến đền, chùa…cầu mong gia đạo yên vui, mạnh khỏe, may mắn…. Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa, góp phần bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, những dịp lễ quan trọng như cưới hỏi, cúng Mụ ngày đầy tháng, thôi nôi, động thổ, nhập trạch hay an táng, cải cát đều phải thắp hương. 3. Ý nghĩa của việc thắp hương Nén hương được thắp lên, gửi gắm nhiều thông điệp của trần gian đối với đất trời, tổ tiên, ông bà của mình, nó cũng làm gia đình ấm áp, lòng người được thanh thản hơn. Thông thường, người ta thắp hương là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng hoặc xông lên tận ngai vàng của Trời Phật. Khi thắp hương khói hương bay lên giống như làn són điện từ truyền vao không gian. Lời khấn cầu của người thắp hương hòa vào làn khói hương truyền đến người nghe lời cầu. Trời Phật sẽ cảm nhận được ước nguyện của người cầu. Do vậy trong kinh Phật mới có bài kệ: Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương; Phảng phất khắp mười phương; Cúng dường ngôi Tam Bảo. 4. Thắp hương như thế nào cho đúng Số lượng nén hươngViệc thắp hương như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều cần biết đối với mọi người, nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người. Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta khi thắp hương thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không thắp hương theo số chẵn (2, 4, 6, 8). Theo lý giải của phong thủy thì số lẻ 1, 3, 5… mang nhiều ý nghĩa may mắn vi số lẻ là số dương (may...
10/05/2023
Đọc thêm »Bài văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho 1. Sự tích đền Bà chúa Kho 2. Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho 3. Sắm lễ đền Bà chúa Kho 4. Hướng dẫn trình tự dâng lễ ở đền 5. Thứ tự thắp hương khi đi lễ 6. Bài văn khấn ban sơn trang đền bà chúa kho 7. Cách hạ lễ sau khi lễ đền Bà chúa Kho 8. Văn khấn xin lộc đền Bà chúa Kho Văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho hướng dẫn chi tiết cách sắm lễ đền Bà Chúa Kho, trình tự dâng lễ, thắp hương, văn khấn ban sơn trang, văn khấn xin lộc đền Bà Chúa Kho. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết được VnDoc tổng hợp. Đi đến lễ tại đền Bà Chúa Kho vào những ngày đầu xuân, khấn cúng nhằm cầu mong một năm mới tài lộc dồi dào, công việc thuận buồm xuôi gió nhưng phải cúng khấn như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết hay làm đúng. Mời các bạn tham khảo bài văn khấn tại đền bà chúa kho mà chúng tôi giới thiệu dưới đây. Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. 1. Sự tích đền Bà chúa Kho Tương truyền vào thời nhà Lý: Theo chân đến làng Quả Cảm Bắc Ninh, Nơi được mệnh danh có người con gái với nhan sắc tuyệt trần. Tuy xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo nhưng Bà đa trí đa tài từ cầm kỳ thi họa cái nào cũng giỏi. Bà lọt vào mắt nhà vua và được đưa vào cung làm vợ vua Lý. Sau khi trở thành vợ vua, Bà nhận thấy vùng đất quê nhà còn hoang sơ: đất đai sâu rộng mà không ai khai hoang, sản xuất. Chính vì vậy Bà xin nhà vua cho được về làng, chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tăng gia sản xuất. Vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077) quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Tống. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa. Bà tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia phục vụ cho trận chiến Như Nguyệt. Bà cũng “thác ” trong cuộc chiến này. Nhà vua biết chuyện vô cùng thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần . Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là "Chủ khố linh từ" (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cổ Mễ có từ đời lý thế kỷ XI. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu 2. Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho Vào những ngày đầu xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đổ về đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, tiểu thương. Họ quan niệm "đầu năm đi vay, cuối năm đi trả", muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt. 3. Sắm lễ đền Bà chúa Kho Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,... để dâng cũng được. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản... dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì...
10/05/2023
Đọc thêm »Ý nghĩa các loại Hoa Cúc trong cuộc sống Hoa cúc có mặt trên Trái đất từ rất lâu đời và là loài hoa được nhiều người ưa thích. Bởi không chỉ có vẻ đẹp nhẹ nhàng hay mùi hương dễ chịu, mà hoa cúc còn có ý nghĩa thể hiện sự cao thượng, lạc quan, chín chắn…. Hoa cúc là cây cảnh xuất hiện cách đây từ rất lâu và được cả thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa của hoa cúc có khá nhiều giá thiết được đặt ra. Nguồn gốc của hoa cúc Theo sự tích của Trung Quốc, hoa cúc có nguồn gốc từ nước này, được tìm thấy ở thế kỉ 15 TCN. Lúc ấy, hoa cúc được biết đến là loài thảo dược quý hiếm của một vị vua già và được tìm thấy ở nơi hoang vu, không có sức sống là đảo Phi Long. Giả thiết khác lại cho rằng, hoa cúc bắt nguồn từ Nhật Bản và Trung Quốc, được thuần hóa từ những bông hoa cúc dại cách đây hơn 5000 năm. Ý nghĩa hoa cúc vàng thể hiện niềm vui, sự hân hoan, hạnh phúc. Ảnh minh họa. Ý nghĩa của hoa cúc Ở Trung Quốc, giống như nguồn gốc xuất xứ của nó, ý nghĩa của hoa cúc là biểu tượng của sự trường tồn. Đến nay, hình bông hoa cúc vẫn được đúc trên đồng xu 1 Nhân dân tệ. Còn tại đất nước Mặt trời mọc, hoa cúc là biểu tượng của sự giàu có, cao sang, quyền quí. Đặc biệt, hoa cúc thường được in trên quốc huy, huy chương. Trong khi đó, ở Việt Nam, hình ảnh hoa cúc gắn liền với sự hiếu thảo, yêu thương cha mẹ. Tuy nhiên, hiện nay, hoa cúc có rất nhiều màu sắc khác nhau như: cúc trắng, cúc vàng, cúc họa mi, cúc vạn thọ,…. Và mỗi loại hoa cúc lại có một ý nghĩa, thông điệp khác nhau. Ý nghĩa hoa cúc trắng: Tượng trưng cho lòng cao thượng, sự chân thực. Ý nghĩa của cúc vàng: Thể hiện lòng kính mến, niềm vui, sự hân hoan. Ý nghĩa của hoa cúc tím: Bày tỏ sự lưu luyến khi phải chia tay, chia ly. Ý nghĩa hoa cúc Tây: Biểu tượng của sự chín chắn. Ý nghĩa cúc vạn thọ: Gửi gắm nỗi buồn, thất vọng. Ý nghĩa cúc đại đóa: Mang theo sự lạc quan, vui vẻ. Ý nghĩa cúc Ba Tư: Biểu tượng của sự ngây thơ, trong trắng. Với vẻ đẹp dịu dàng, hương thơm nhẹ nhàng, hoa cúc là loài hoa được rất nhiều người yêu thích. Ảnh minh họa. Hoa cúc thường được mọi người đặt trong nhà vào những ngày Tết. Bởi hoa cúc biểu tượng của sự trường tồn. Đặc biệt, theo phong thủy, hoa cúc còn mang đến cho gia đình tài lộc cũng như sự hoan hỉ trong năm mới. Những chậu cúc nhỏ hoặc bình hoa cúc có thể giúp ổn định phúc khí trong nhà. Tuy nhiên, để có được bình hoa cúc đẹp cần phải biết mẹo chọn hoa đúng cách. Cách chọn hoa cúc đẹp và tươi lâu: Nên chọn những bông hoa có phần nhụy chưa nở hết, cánh hoa xếp khít và đều nhau, không bị méo hay dập nát. Đối với lá và thân hoa thì phải xanh mướt, không bị úa, chọn những bông có thân thẳng. #Ý nghĩa các loại Hoa Cúc trong cuộc sống #Ý nghĩa các loại Hoa Cúc trong cuộc sống
09/05/2023
Đọc thêm »Đối với những ai lần đầu tiên làm bố mẹ thì việc làm một lễ thôi nôi cho bé cũng rất khó khăn. Các ông bố và mẹ sẽ có rất nhiều thắc mắc như cúng thôi nôi ngày âm hay dương mới chính xác? Cúng thôi nôi cho bé có ý nghĩa gì? Mâm cúng thôi nôi cần những gì? Trong bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ làm rõ những vấn đề này để muốn người đỡ bối rối nhé! Nội dung bài viết Cúng thôi nôi cho bé có ý nghĩa gì? Nên cúng thôi nôi ngày âm hay dương? Mâm cúng thôi nôi gồm những gì? 1. Cúng thôi nôi cho bé có ý nghĩa gì? Nhiều bố mẹ lại tỏ ra khá là ngạc nhiên vì không biết tại sao lại phải cúng thôi nôi mà không phải tổ chức sinh nhật như bình thường? Cúng thôi nôi nên chọn ngày âm hay dương? Thôi nôi là một nghi thức quan trọng để chúc mừng con vừa tròn 1 tuổi, đầy cũng là dấu mốc cực kỳ quan trọng trong chặng đường phát triển sau này của bé. Lễ thôi nôi cho bé thể hiện tấm lòng thành kính và coi trọng của cha mẹ đối với sự ra đời của con mình, đó cũng là dịp tạ ơn thần linh, thần linh, tổ tiên và cầu mong cho bé gặp nhiều may mắn và hạnh phúc cho cuộc sống sau này. Vậy lễ cúng thôi nôi lấy ngày âm hay dương? 2. Nên cúng thôi nôi ngày âm hay dương? Có khá nhiều ông bố bà mẹ trẻ rất lúng túng khi không biết phải cúng thôi nôi vào ngày âm hay dương lịch mới đúng. Đây là một trong những nghi thức truyền thống từ đã có từ rất lâu, có ý nghĩa rất lớn với mục đích cầu mong các vị thần, tổ tiên che chở và giúp bé luôn khỏe mạnh. Ngày lễ cúng thôi nôi cho bé trai khác với sinh nhật là vào ngày âm lịch, sau 12 tháng bé sinh ra đời ta áp dụng câu nói: “gái thụt lùi 2, trai thụt lùi 1”, tức là bé gái sẽ thụt lùi lại 2 ngày so với ngày sinh, bé trai thụt lùi lại 1 ngày so với với ngày “chuẩn” 12 tháng tuổi. Hay các cụ vẫn thường nói "gái lùi 2 trai lùi 1". Thí dụ: Bé gái sinh ngày 18/09 âm lịch năm nay thì ngày cúng thôi nôi vào ngày nào? Ta sẽ tính bằng cách thụt lùi lại 2 ngày, tức là ngày cúng thôi nôi vào ngày 16/09 năm sau. Bé trai sinh ngày 18/09 âm lịch năm này thì ngày lễ cúng thôi nôi cho bé trai sẽ thụt lùi lại 1 ngày, nhu vậy ngày cúng thôi nôi vào ngày 17/09 năm sau.> Tuy nhiên nếu trường hợp như năm nhuận, cần phải làm trước 1 tháng, tức là cứ tính đủ 12 tháng cho bé và làm như bình thường chứ không phải là 13 tháng nhé! Như vậy, Cúng Thôi Nôi là cúng ngày âm 3. Mâm cúng thôi nôi gồm những gì? Câu trả lời cho câu hỏi cúng thôi nôi cho bé trai cần những gì là: Tùy theo phong tục tập quán của vùng miền trong đồ cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai cần chuẩn bị 3 hoặc 4 mâm cúng chính (tùy gia đình): 1 mâm cúng cho 12 bà Mụ và Đức Ông, 1 mâm cúng ông Thần Tài – Thổ Địa, 1 mâm cúng ông táo ( nếu bạn thờ ông Táo), 1 mâm cúng gia tiên. Ngoài ra nếu nhà bạn có thờ Phật thì cần phải có 1 chén cơm in để cúng Phật trước. Còn nữa, nếu gia đình thờ gia tiên thì cũng cần có trái cây hoa quả và xôi chè để cúng. Mâm cúng thôi nôi cho trẻ đầy đủ Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa Trái cây (1 dĩa ngủ quả) Hoa (1 bình hoa – Hoa cúc kim cương hoặc hoa đồng tiền) Đèn cầy (1 cặp) Chè (3 hoặc 5 chén) Xôi (3 hoặc 5 dĩa) 1 bộ Tam Sên (3 con tôm hoặc 1 con cua, với 1 quả trứng và 1 miếng thịt luộc để nguyên) Nước (rót vào 3 hoặc 5 ly) Nhang Mâm cúng Ông Táo – Bà Táo Trái cây Hoa cúc kim cương Nhang Đèn cầy Gạo hủ, muối hủ Bánh kẹo Giấy cúng Ông Táo - Bà Táo Trầu cau Chè (3 phần) Xôi (3 phần) Mâm cúng cho 12 Bà Mụ và Đức Ông cần những lễ vật nào? 1 Bình hoa Cát Tường (Bạn có thể dùng hoa Hồng, hoa Lay Ơn, hoa Đồng Tiền) 1 Đĩa trái Cây (Ngũ quả: gồm 5 loại quả, ví dụ 1 đĩa gồm có Mãng Cầu, Thanh Long, Cam, Nho, Táo) 13 ly đèn cầy nhỏ 1 chén gạo 1 chén muối 1 bó nhang 3 ly trà nhỏ (pha 1 bình trà để rót đều vào 3 ly) 3 ly rượu...
08/05/2023
Đọc thêm »Dịch Vụ Mâm Cúng Chuyên Nghiệp Tại Củ Chi Vào những dịp cuối năm, mọi gia đình đều tất bật với công việc dọn dẹp, chuẩn bị cho năm mới Mâm cúng vào dịp cuối năm lại còn rất quan trọng, mâm cúng thể hiện một sự kỳ vọng, sự cảm ơn tới ông bà tổ tiên, Tới Thần Linh đã phù hộ độ trì cho ta làm ăn tấn tới một năm. Hiểu được điều này Dịch Vụ Tâm Linh | Tâm thành - Nguyện đạt đơn vị cung cấp mâm cúng trọn gói chuyên nghiệp tại Hồ Chí Minh luôn cố gắng hoàn thiện mâm cúng ngon nhất - Đẹp nhất tới tận tay Gia chủ. Mâm và lễ vật cúng Khai Trương Mâm cúng Khai Trương cửa hàng mới Mâm Cúng Văn Phòng Mới Mâm Cúng Thôi Nôi Mâm Cúng Đầy Tháng Mâm Cúng Động Thổ
08/05/2023
Đọc thêm »BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG ĐỘNG THỔ Dù là với bất kỳ công trình nào, cửa hàng hay nhà ở thì trước khi bắt đầu xây dựng, động đến đất đai cũng cần phải cúng động thổ. Vậy cúng động thổ cần có những lưu ý gì, có cần xem phong thủy trước khi cúng động thổ hay không, bài viết này Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn những thông tin đó. Nội dung bài viết: 1. Giới thiệu về lễ cúng động thổ xây nhà gồm những gì 2. Những lưu ý khi làm lễ động thổ xây nhà 2.1. Chọn tuổi làm nhà, người làm lễ động thổ 2.2. Xem hướng nhà theo tuổi gia chủ 2.3. Chọn ngày tốt thực hiện lễ cúng động thổ làm nhà 3. Quy trình thực hiện cúng động thổ 4. Văn khấn, bài cúng động thổ xây nhà 5. Những lưu ý khi cúng động thổ xây nhà bạn nên biết 1. Giới thiệu về lễ cúng động thổ xây nhà gồm những gì Theo phong tục dân gian của người Việt Nam, khi làm nhà, gia chủ phải chuẩn bị một mâm cúng động thổ và cúng thần linh để ngôi nhà khi hoàn thành đem lại nhiều may mắn cũng như có một cuộc sống suôn sẻ. Động thổ là một trong những công việc đại sự, vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình khi sửa nhà, xây cất nhà mới, xây công trình. Do vậy, gia chủ cần phải hiểu rõ lễ cúng động thổ xây nhà như thế nào là đúng theo phong tục hay lễ cúng động thổ gồm những gì để sắm lễ động thổ làm nhà suôn sẻ giúp việc xây nhà thêm thuận lợi để gia đình có thể “an cư lạc nghiệp”. Một yếu tố cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là phong thủy. Phong thủy hợp với gia chủ sẽ khiến gia đình hưng thịnh, công việc suôn sẻ, mọi thứ hanh thông. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay phong thủy cũng được coi là một bộ môn khoa học chứ không phải là mê tín dị đoan. Và bạn nên tham khảo và nhờ sự tư vấn từ thầy phong thủy để chuẩn bị cho lễ cúng động thổ Trong bài viết dưới đây Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ cùng gia chủ các bước chuẩn bị nghi thức lễ động thổ một cách đầy đủ và đúng cách nhất. Cúng động thổ - lễ cúng cần thiết trước thi công 2. Những lưu ý khi làm lễ động thổ xây nhà 2.1. Chọn tuổi làm nhà, người làm lễ động thổ Về cơ bản, việc chọn thời điểm để xây dựng mới hay sửa chữa nhà bao gồm: chọn năm đẹp (tuổi đẹp), chọn tháng đẹp, chọn ngày đẹp, chọn giờ đẹp, chọn hướng đẹp để làm lễ động thổ xây dựng. Mục đích của việc này là chọn ra thời điểm tốt đẹp nhất cho việc xây dựng công trình để mọi việc được suôn sẻ, cuộc sống trong nhà sau này được hưng thịnh, nhân tài lộc phát triển. Đó là lý do tại sao chúng ta phải chọn tuổi đẹp để xây nhà. 2.2. Xem hướng nhà theo tuổi gia chủ Việc xem phong thuỷ chọn hướng nhà sẽ giúp gia chủ lựa chọn được hướng tốt hợp với gia chủ. Nó không chỉ với việc chọn hướng nhà làm động thổ mà dù bạn làm nhà năm nào cũng phải để ý đến điều quan trọng này. Phong thuỷ quy ước có tất cả 8 hướng, 4 hướng chính và 4 hướng phụ. Mỗi hướng đều có mang một ý nghĩa riêng biệt đối với tuổi của bạn. Vì 8 hướng đó chỉ có 4 hướng mang lại vận mệnh tốt cho bạn và các thành viên trong gia đình bạn. Bốn phương còn lại là nhóm xấu cho tài vận của gia chủ. Việc xem hướng nhà sẽ giúp bạn tìm hướng hợp với bản mệnh. Cụ thể hơn, dựa vào tuổi thì bạn sẽ biết hướng nào sẽ mang lại sinh khí, diên niên,… khi xây nhà ở. Cũng nhờ đó bạn sẽ biết hướng nào mang Tuyệt mệnh, ngũ quỷ,… là hướng nào để tránh. Từ đó chỉ cần dùng la bàn phong thuỷ để xem hướng xây nhà, xác định hướng cần tìm để làm nhà tốt nhất. Như vật trong kế xây nhà ở, ngoài việc chọn ngày làm động thổ làm nhà thì còn phải xác định hướng nhà theo năm sinh cũng là việc vô cùng quan trọng. Bởi hướng tốt xấu có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và hạnh phúc của những người trong gia đình bạn. 2.3. Chọn ngày tốt thực hiện lễ cúng động thổ làm nhà Xem ngày làm lễ động thổ hay còn gọi là xem...
06/05/2023
Đọc thêm »BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG ĐỘNG THỔ MƯỢN TUỔI Bài cúng động thổ mượn tuổi không còn là điều cần thiết trong những buổi lễ cúng động thổ. Mượn tuổi làm nhà cần lưu ý và chuẩn bị những gì? Ở bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ đến các bạn về những kinh nghiệm mượn tuổi và khấn cúng động thổ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé. Nội dung bài viết 1. Vai trò của bài cúng động thổ xây nhà 2. Thủ tục mượn tuổi để xây nhà và chuộc nhà khi mượn tuổi 2.1. Tại sao cần người mượn tuổi làm lễ cúng động thổ 2.2. Cách chọn người mượn tuổi phù hợp 2.3. 5 loại trái cây cúng động thổ bao gồm những gì? 3. Yêu cầu của sắm lễ cúng đông thổ khi xây nhà 4. Tiến hành nghi lễ cúng động thổ 5. Bài cúng động thổ mượn tuổi xây nhà do người được mượn tuổi khấn 1. Vai trò của bài cúng động thổ xây nhà Việc mượn tuổi làm nhà cũng như mượn người hợp tuổi đọc văn khấn cúng động thổ mượn tuổi không còn là điều xa lạ đối với các buổi lễ động thổ xây nhà ngày nay. Theo quan điểm của các chuyên gia về phong thuỷ thì rất ít gia đình chọn tuổi người phụ nữ để động thổ. Mà hầu như nếu người đàn ông trong gia đình không hợp tuổi thì liên hệ những người thân hỗ trợ bằng cách thay thế họ trong buổi lễ cúng động thổ. Gia chủ cần sự tư vấn từ thầy tử vi về vấn đề mượn tuổi xây nhà hoặc bạn có thể liên hệ tìm đến sự hỗ trợ và tư vấn của những người am hiểu về lĩnh vực này trước khi quyết định mượn tuổi của ai đó để làm nhà. Nếu chọn tuổi không hợp bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu đến công việc của mình. Vì vậy bạn hãy thận trọng trước khi đưa ra quyết định mượn tuổi, đây là điều cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bạn xây nhà. Người cho mượn tuổi xây nhà thì cũng cần chú ý đến vấn đề cho người mượn tuổi, phải chọn người hợp tuổi với mình nếu không muốn bị ảnh hưởng xấu đến công việc và nhiều mặt khác trong cuộc sống. Một vấn đề nữa là người cho mượn tuổi không được cùng xuất hiện trong hai lễ cúng động thổ xây nhà. Mượn tuổi xây nhà đã không còn là điều xa lạ Một căn nhà hoàn hảo hợp tính phong thuỷ là âm dương tương đồng và hài hoà. Tính dương là thể hiện người đàn ông và việc chọn lấy làm ngày động thổ. Tính âm thể hiện người phụ nữ lấy việc bố trí nội thất nhà cửa. Thiết kế nhà cửa và trang trí nội thất cũng là cơ sở giúp cho ngôi nhà hợp phong thuỷ hơn. Phong thủy của một ngôi nhà có thể ảnh hưởng đến công việc và nhiều mặt trong cuộc sống của gia chủ. Muốn công việc thuận lợi và hanh thông bạn đừng nên bỏ qua phong thủy của ngôi nhà. Bạn nên cần sự tư vấn của kiến trúc sư cùng thầy phong thủy về kiến trúc và cách bài trí của ngôi nhà Tính cát – hung của một ngôi nhà không những phụ thuộc vào văn khấn động thổ mượn tuổi. Mà còn phụ thuộc vào người làm lễ hay người được mượn tuổi. Theo cửu trạch thì nếu mình không hợp phong thuỷ thì nên mượn người khác. Chủ yếu lấy vận khí tốt của họ đều giúp vận khí ngôi nhà trở nên tốt hơn. Mong muốn gặp được nhiều điều an lành và vận may trong công việc và cuộc sống, hạn chế vận xấu và trắc trở. Chính vì vậy, bạn nên tìm gặp thầy phong thủy để được tư vấn chi tiết và chính xác về phong thủy phù hợp với mệnh và hợp tuổi của mình. 2. Thủ tục mượn tuổi để xây nhà và chuộc nhà khi mượn tuổi 2.1. Tại sao cần người mượn tuổi làm lễ cúng động thổ Khi tuổi gia chủ trong năm làm động thổ phạm vào tuổi kỵ làm nhà, sửa nhà,… Nói chung, trong năm đó gia chủ không hợp bất cứ việc gì liên quan đến xây dựng ngay cả việc chuyển đến nhà mới cũng không được. Nhưng do tình thế bắt buộc gia chủ phải tiến hành những việc đó thì sẽ cần đến người mượn tuổi để thay bản thân gia chủ làm điều đó. Tất cả đều quy về “phong thuỷ” việc hợp phong thuỷ là đúng phong thuỷ là đều căn bản cho bất kỳ ai bên lĩnh vực xây...
06/05/2023
Đọc thêm »CÚNG GIỖ TỔ NGHỀ MAY Thường thì những ngày 12 tháng Chạp hằng năm sẽ được tính vào ngày giỗ tổ ngành may. Đây là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, tạo nên ngưỡng vọng công đức của Tổ nghề may. Ngày nay, giỗ tổ ngành may càng trở nên thông lệ và quen thuộc đối với tất cả mọi người làm việc trong ngành này. Tìm hiểu ý nghĩa giỗ tổ ngành may 1. Sự ra đời và ý nghĩa ngày giỗ tổ nghề may Ai trong chúng ta cũng biết rằng đây chính là nghề truyền thống có từ rất lâu đời của người Việt Nam, bắt nguồn từ khi con người biết trồng dâu và nuôi tằm. Thế nhưng, để xác định được vị Tổ nghề may thực sự thì rất khó. Riêng ở Hội An, các bậc cao niên từ xa xưa truyền lại rằng: vị Tổ nghề may là Bà Nguyễn Thị Sen. Dựa theo truyền thuyết, bà Nguyễn Thị Sen sinh ra và lớn lên ở Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây . Vào tuổi 15, tròn bà là người con gái cực kỳ xinh đẹp, nết na, đảm đang hơn người, giỏi giang về việc trồng dâu, dệt vải, may mặc. Thời xa xưa, chính tay bà đã may nên những bộ quần áo cho nhà vua và Hoàng triều Với sự khéo léo và tinh tế trong từng đường kim mũi chỉ, bà đã trở thành biểu tượng xuất sắc của nghề may và được lưu truyền đến nhiều đời sau nữa. 2. Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ ngành may cần những gì? Thông thường, trong ngày giỗ tổ ngành may cần chuẩn bị những mâm cúng. Các lễ vật thường có mâm trái cây ngũ quả, bình hoa lay ơn, nhang hồng phung, đèn cầy, gạo hủ, muối hủ, trà pha sẵn, rượu nếp của Hà Nội, nước, trầu cau, giấy cúng thuộc giỗ tổ ngành may, xôi gà luộc, heo quay con, bánh bao, chả lụa, bánh tét. Mâm cúng giỗ tổ ngành may 3. Tiến trình cúng giỗ tổ ngành may đúng chuẩn Khi chuẩn bị xong đầy đủ mâm lễ vật giỗ tổ ngành may, chủ nhà thường sẽ lên hương đèn và chuẩn bị quần áo thật chỉnh tề để làm lễ bái và khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn, đức hy sinh của vị Tổ ngành để khai sáng, kiến tạo ra ngành này. Cách cúng tổ nghề may cần được thực hiện đúng theo những quy định để đảm bảo tính tôn nghiêm và giúp cho nghề nghiệp trở nên thuận lợi, phát đạt hơn, cuộc sống hanh thông và chất lượng nhất. Cúng giỗ tổ ngành may theo đúng quy trình Sau lễ cúng ngành may, mọi người có thể ngồi lại với nhau để chuyện trò vui vẻ, tạo nên không khí sum họp và giúp cho buổi lễ cúng diễn ra tốt đẹp như ý muốn. 4. Bài văn khấn cúng giỗ tổ ngành may Để thực hiện cúng tổ ngành may cần đọc bài khấn đúng nguyên tắc và thực hiện theo các công đoạn cụ thể được quy định từ xa xưa. “Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con kính lạy chín phương trời, mười phương phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính dâng và lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân. Con kính lạy và bái các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản xứ này. Con chính là ………………… Hiện đang ngụ tại…………………………… Hôm nay là ngày… tháng…..năm…………………… Con xin thành tâm sắm lễ hương và hoa trà quả, đốt thêm nén tâm hương dâng lên trước án với lòng thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần. Con cũng xin kính mời ngài Thánh sư nghề May Con cúi xin các Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề May niệm tình thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành của con để thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ cho chúng con toàn gia an lạc, công việc thuận lợi, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con kính lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được trời phật phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!” 5. Dịch vụ giỗ tổ ngành may trọn gói - Đồ cúng tâm linh Đồ cúng tâm linh cung cấp dịch vụ cúng giỗ tổ ngành may Hiện nay, cứ tới ngày 12 tháng chạp hàng năm, mọi người đều xôn xao thực hiện giỗ tổ nghề...
06/05/2023
Đọc thêm »Mâm Cúng Động Thổ Cầu Đường Ông Bà ta có câu " Có Thờ Có Thiêng, Có Kiêng Có Lành" và thật đúng như vậy. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm vàng mã,. Dịch Vụ Tâm Linh nhận thấy hầu như như khách hàng trước khi khởi công hoặc làm việc gì quan trọng có làm lễ cúng thì thuận lợi, công việc diễn ra nhanh chóng ít gặp trở ngại. Khi cúng lễ phải thành tâm, không được làm qua loa cho xong, vì như vậy sẽ phạm đến các thánh, thần hoặc các vong linh nơi cúng. Bạn không cần phải làm lễ thật to, thật lớn. Nhưng bạn phải làm thật nghiêm túc, đàng hoàng. Khi cúng không được nói lớn, chửi tục. Tại Dịch Vụ Tâm Linh chúng tôi cung cấp trọn gói Vàng Mã cúng lễ theo chuẩn Bắc - Trung - Nam. Cam kết lễ vật đặc sắc đúng chuẩn Có nhiều Anh Chị tìm lễ vật theo kiểu cúng ngoài Bắc, thì Anh Chị nên tham khảo dichvutamlinh.com tại đây chúng tôi có đầy đủ lễ theo chuẩn Bắc. Vàng Mã được xưởng sản xuất tại Thuận Thành Bắc Ninh và Tại Hàng Mã Hà Nội. Bên cạnh đó Dịch Vụ Tâm Linh còn cung cấp Mâm Cúng Động Thổ đầy đủ nhất, được soạn, giao hàng và sắp lễ đúng chuẩn, đúng lễ. Mâm Cúng sử dụng THỰC PHẨM SẠCH ĐẠT CHỨNG NHẬN HACCP CODEX 2020. Cam kết không dùng phẩm màu. Thực phẩm còn nóng khi giao đến. Mâm Cúng đặc sắc đầy đủ lễ vật. Sắp mâm & Giao hàng 24/7 Toàn HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... Mâm Cúng Động Thổ Cầu Đường
06/05/2023
Đọc thêm »